Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng cố định 1 hàm là chỉnh hình răng trong trường hợp hàm răng bị hô, móm, mọc không đều, khớp cắn không chuẩn. Đây là phương pháp niềng răng đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn để dự đoán được hướng răng di chuyển qua từng giai đoạn,để có cách chỉnh nha phù hợp.

Khi niềng răng 1 hàm, bác sĩ sẽ dùng các mắc cài và dây cung, để tạo lực và kéo các răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, để cải thiện tình trạng hô, móm, lộn xộn... của răng, cải thiện về thẩm mỹ và khớp cắn cho bạn. Trong quá trình niềng răng, bạn cần chú ý làm đúng yêu cầu mà bác sĩ đưa ra để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

chinh-nha-mọt-ham

Niềng răng 1 hàm yêu cầu kỹ thuật cao 

Ưu điểm của niềng răng cố định một hàm

- Giúp bạn sở hữu bộ răng đều và đẹp. Hạn chế các bệnh lý về răng miệng như hôi miệng, viêm nha chu, sâu răng…;
- Giúp răng và xương khỏe mạnh sau điều trị;
- Chuẩn khớp cắn, đảm bảo quá trình nhai bình thường;
- Hạn chế đau khớp thái dương do vấn đề sai lệch khớp cắn gây ra;
- Hạn chế hình thành vi khuẩn trong môi trường miệng tạo bởi mảng bám.

Những người nên sử dụng niềng răng cố định 1 hàm

Để thực hiện niềng răng 1 hàm, bác sĩ sẽ khám, tư vấn cụ thể về từng trường hợp của khách hàng nhằm đem lại hiệu quả  tốt nhất cho ca niềng răng. Khách hàng được niềng răng 1 hàm khi gặp vấn đề với 1 hàm duy nhất, cụ thể như sau:

- Răng hô, răng hô móm, răng mọc  xô lệch, răng khấp khểnh,… trên 1 hàm
- Răng thưa, răng mọc không đều ở 1 trong 2 hàm gây kém duyên, mất cân đối khuôn mặt
- Lệch khớp cắn do 1 hàm gây khó khăn cho việc ăn nhai

Các phương pháp niềng răng cố định 1 hàm

 Chỉnh nha có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau nhưng có thể chia làm 2 loại cơ bản là: niềng răng mắc cài và không mắc cài:

- Niềng răng mắc cài bao gồm các mắc cài kim loại và mắc cài sứ. Nếu bạn chọn niềng răng mắc cài kim loại thì sẽ có giá rẻ hơn nhưng độ thẩm mỹ lại không cao như mắc cài sứ.
- Với niềng răng không mắc cài, bác sĩ sẽ dùng các khay niềng trong suốt để chỉnh lại răng cho bạn. Phương pháp này có ưu điểm là tính thẩm mỹ cao, người đối diện sẽ gần như không nhận ra là bạn đang niềng răng. Các khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng nên trong quá trình niềng răng, rất thuận tiện cho bạn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng.

chinh-nha-mot-ham

QUY TRÌNH NIỀNG RĂNG TẠI NHA KHOA TUẤN VÂN

Bước 1: Thăm khám tư vấn tình trạng răng

Đây là một bước nền tảng vô cùng quan trọng. Bạn bắt buộc phải chụp phim X-quang, lấy dấu mẫu hàm, kiểm tra mức độ sai lệch của răng. Từ những dữ liệu khoa hoc này, Bác sĩ có thể đưa ra chính xác tình trạng răng, phương pháp điều trị thích hợp với thời gian và chi phí cụ thể. 

Ví dụ, thông qua những biểu hiện bạn nhìn thấy bên ngoài và quan sát bằng mắt thường bạn có thể biết được mình bị hô. Tuy nhiên, phim X-quang có thể cho biết chính xác răng của bạn bị hô là do hàm hay do răng, mức độ hô bao nhiêu, mức độ có thể cải thiện sau niềng là bao nhiêu, có răng mọc ngầm, răng khôn hay không,…

Bước 2: Điều trị tổng quát

Trước khi bắt đầu quá trình niềng răng, bạn cần phải có một hàm răng khỏe mạnh. Các bệnh lý tổng quát cần được điều trị ổn định trước khi niềng răng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu… Nếu không điều trị ổn định các bệnh lý này, quá trình niềng răng của bạn có thể đau nhức không phải do việc đeo mắc cài mà do diễn biến phức tạp hơn của bệnh lý ở răng. Đồng thời, trường hợp các bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe răng, Bác sĩ có thể chỉ định tạm gián đoạn quá trình niềng răng để ưu tiên tiến hành các điều trị tổng quát trước.

Bước 3: Gắn khí cụ niềng răng

Đối với các loại niềng răng mắc cài, tương ứng với tình trạng răng, Bác sĩ sẽ chỉ định các loại khí cụ cần đeo phù hợp. Ví dụ, trường hợp hàm bị hẹp Bác sĩ có thể chỉ định đeo nong hàm hoặc khí cụ nới rộng cung hàm, tiếp theo đó là tách kẽ, gắn khâu...

Bước 4: Gắn mắc cài

Đây là giai đoạn bạn chính thức bước vào quá trình niềng răng. Những chiếc mắc cài được gắn cố định trên thân răng, dây cung nằm trên các rãnh mắc cài có tác dụng tạo ra lực để nắn chỉnh răng từ từ theo kế hoạch điều trị.

Bước 5: Tái khám định kỳ (di chuyển răng)

Đây là giai đoạn người niềng đến nha khoa tái khám định kỳ hàng tháng để Bác sĩ tiến hành các phác đồ điều trị tương ứng, ví dụ như: Thay thun, siết răng, nâng khớp, cắm minivis, đóng khoảng trống nhổ răng...

Bước 6: Tháo mắc cài, duy trì kết quả

Sau khi răng trên từng hàm về đều và đúng vị trí, khớp cắn hai hàm cân đối. Cả Bác sĩ và người niềng đều hài lòng về kết quả, Bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài, dây cung...
Lúc này, bạn sẽ chuyển sang giai đoạn cuối là đeo hàm duy trì kết quả. Hàm duy trì sau niềng răng có thể là khay nhựa trong suốt, hoặc hàm kim loại cố định. Tùy vào tình trạng răng của bạn mà Bác sĩ sẽ chỉ định thời gian đeo hàm duy trì dài hay ngắn. Trung bình, trong khoảng 6 tháng đầu sau khi tháo niềng, Bác sĩ khuyến khích người chỉnh nha nên đeo hàm duy trì liên tục, khoảng 20 - 22h/ngày, chỉ tháo tạm khi ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng.

nieng-rang-1-ham

Đến với Nha khoa Tuấn Vân, bạn không chỉ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, các bác sĩ thường xuyên học tập tại nước ngoài, cập nhật kiến thức mới nhất để bệnh nhân luôn được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Với các trang thiết bị máy móc hiện đại, bạn sẽ được các bác sĩ kiểm tra kĩ lưỡng nhất. Từ đó, phân tích tình trạng răng của mỗi khách hàng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian và mang lại hàm răng đều đặn, chuẩn khớp cắn đem lại cho bạn nụ cười đẹp nhất.